Bình chữa cháy dùng cho hộ gia đình

Trong thời gian vừa qua các vụ hỏa hoạn đang ở trang thái báo động đỏ. Nguyên nhân một phần là do sự bất cẩn của mọi người, một phần là do những tác động bên ngoài khác. Mới đây nhất là vụ cháy ở chung cư Xa La (Hà Đông) khiến nhiều người bị thương và gây ra nhiều thiệt hại về của cải. Có thể thấy được được tầm quan trọng của việc sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy đối với mỗi gia đình. Vậy có những loại bình chữa cháy nào dùng cho hộ gia đình?

Bình cứu hỏa dùng cho hộ gia đình chia thành 2 loại chính: Bình 200-500ml dùng để chữa cháy xe máy và bình cứu hỏa 2-5kg dùng để chữa cháy gia đình. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.


Bình chữa cháy dùng cho gia đình

Bình chữa cháy xe máy:


Cháy xe máy thì khỏi nói rồi, đợt này chắc báo chí dân tình kêu nhiều quá nên “xăng nó tự tốt lên”, chứ ngày trước thì cháy nổ cứ phải gọi là đừng hỏi, mà toàn cháy xe ga mới táo tợn. Mình không nói tới xe đắt tiền hay rẻ tiền, vì dù là xe cũ bị cháy, thì bạn cũng đã mất đi phương tiện di chuyển, và lại phải bỏ tiền ra mua con xe mới.

Bình chữa cháy gia đình

Bình cứu hỏa dùng trong gia đình gồm 2 loại: bình bột và bình khí CO2. Khác nhau cơ bản của 2 loại này thì như sau:

Bình chữa cháy CO2

Chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5
Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.
Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
Bình chữa cháy CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

Bình chữa cháy bột

Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).
Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.
Bình bột cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.


Cách sử dụng bình chữa cháy





  • Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
  • Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
  • Giật chốt hãm kẹp chì.
  • Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
  • Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
  • Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
  • Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Lưu ý: 
  • Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
  • Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
  • Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
  • Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
  • Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
  • Bình cứu hỏa đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
  • Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng


– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
– Bình cứu hỏa sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
– Kiểm tra vòi, loa phun.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY ĐÊM

Địa điểm: 36A Tố Hữu – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 091.929.7766
Website: http://ngaydem.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ngaydem.com.vn/

Share this:

Không có nhận xét nào